Dịch Vụ Sơn Sửa Nhà Trọn Gói

Dịch Vụ Sơn Sửa Nhà Cũ Giá Rẻ

Dịch Vụ Sửa Nhà Cũ Giá Rẻ TpHCM

SƠN CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ

1. Tầm quan trọng của sơn chống thấm tường nhà

1.1 Sơn chống thấm tường nhà mới xây

Việc sử dụng sơn chống thấm tường cho nhà mới xây có thể nói là giải pháp tối ưu nhất. Nó giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn ngay từ bước đầu thi công. Người ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các hạng mục thi công chống thấm tường tốt nhất nên được thi công ngay từ giai đoạn đầu giúp bảo vệ tối đa cho ngôi nhà của bạn, giúp ngôi nhà tăng thêm sức mạnh, có thể chống chọi lại tác nhân thời gian và các tác động gây hại từ con người, điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Chống thấm tường nhà mới xây có thể coi như lớp áo giáp hoàn hảo bảo vệ ngôi nhà, sai lầm mà rất nhiều công trình thường xuyên mắc phải đó chính là thường bỏ qua và không chú trọng công đoạn này khiến cho ngôi nhà không có lớp bảo vệ và có thể nhanh chóng xuống cấp hơn cũng như tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí thi công bảo dưỡng, sửa chữa sau này.

1.2 Chống thấm tường nhà cũ

Đối với hạng mục thi công chống thấm cho nhà cũ, khi kết cấu của ngôi nhà không còn hoàn hảo và nguyên vẹn, những bức tường sẽ xuất hiện tình trạng như: nấm mốc, bong tróc, loang lổ…Những tình trạng này sẽ là yếu tố gây khó khăn và làm giảm đi tính hiệu quả của sơn chống thấm tường.

Để thi công chống thấm tường nhà cũ đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định nguyên nhân, vị trí và tình trạng thấm dột của tường nhà. Bởi là bề mặt tiếp xúc với nhiều tác động từ điều kiện thời tiết chính vì vậy mà nếu bạn không xác định được cụ thể rất có khả năng khiến cho các vị trí bị bỏ sót không được khắc phục và làm giảm hiệu quả của việc thi công chống thấm.
  • Sau khi đã tiến hành xác định được nguyên nhân và vị trí. Bạn cần chuẩn bị bề mặt thi công, cạo sạch lớp sơn cũ đã bị ẩm mốc, bong tróc giúp cho lớp sơn chống thấm tường mới có thể hoạt động hiệu quả.
  • Xử lý những khuyết điểm của bề mặt tường, tiến hành trám các vết nứt và làm bằng phẳng bề mặt tường.
  • Vệ sinh và xử lý bề mặt sạch sẽ, khô thoáng, có độ ẩm tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu thi công lớp sơn mới.
  • Đối với tường nhà cũ, nên thi công chống thấm toàn bộ không gian bên trong hoặc bên ngoài. Không nên chỉ thi công mỗi vị trí bị thấm dột khiến hiệu quả thi công không đạt được như ý muốn và tốn kém thời gian.

2. Cách phân loại sơn chống thấm

2.1 Phân loại theo vị trí thi công

2.1.1 Thi công sơn chống thấm tường trong nhà

Có một quan niệm sai lầm khá phổ biến mà vẫn còn rất nhiều người gặp phải trong quy trình chống thấm, đó là khi đầu tư vào sơn chống thấm, chúng ta thường lơ là việc chống thấm tường, thay vào đó là ưu tiên hơn vào chống thấm cho những vị trí thường xuyên bị ẩm ướt như: nhà vệ sinh, bể bơi, bồn hoa, bếp….

Vào mùa mưa, độ ẩm cao, lượng mưa lớn, hiện tượng thấm dột cũng vì vậy mà xảy ra với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Ngược lại, dưới thời tiết khô ráo, hơi ẩm trong không khí vẫn có thể len lỏi theo các lỗ li ti trên tường, tích tụ và gây ra hiện tượng mốc xanh, đen kèm theo nứt tường, làm sụt lún và những  tác hại nghiêm trọng đến cấu trúc công trình. 

Chính vì vậy, khi thi công chống thấm cho các khu vực này, bên cạnh việc thực hiện theo đúng quy trình, bạn còn cần phải chọn đúng loại sơn phù hợp với bề mặt trong nhà để chất lượng chống thấm đạt hiệu quả tốt nhất. Với bề mặt tường trong nhà, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng một số loại sơn chống thấm như: sơn chống thấm đa năngsơn lót chống thấm kết hợp cùng các sản phẩm sơn nội thất có tích hợp khả năng bảo vệ, chống thấm cho tường nhà của JYMEC,…

2.1.2 Thi công sơn chống thấm tường ngoài trời

Là vị trí tiếp xúc nhiều nhất với môi trường, chịu sự thay đổi nhiệt độ liên tục.  Tường ngoài nhà chính là nơi mà bạn cần chống thấm trước tiên. Hậu quả của việc không chống thấm cho các bề mặt này không chỉ là gây mất thẩm mỹ cho ngoại thất, giảm tuổi thọ công trình, mà còn gây ra rất tốn kém chi phí tu sửa lại công trình rất nhiều.

Hãy bỏ ngay suy nghĩ: “Tường bị thấm khi nào, chống khi đó” đi! Bởi khi bạn nhìn thấy các vết thấm nhỏ ở góc tường, thì thực tế là cả mảng tường hay thậm chí toàn bộ bề mặt tường đứng nhà bạn đã có hiện tượng thấm dột nước từ rất lâu trước đó. Khi đó, dù cho bạn có xử lý thấm dột hiệu quả cho vị trí đó đến đâu thì cũng không thể khôi phục lại bức tường với chất lượng như ban đầu vì tuổi thọ của cấu trúc khung kim loại, bê-tông đã bị suy giảm đáng kể.

Ngoài ra, nhiều chủ đầu tư cũng rất lơ là, không thật sự để ý tới quy trình chống thấm, chọn lựa vật liệu chống thấm mà không để ý tới các đặc điểm, tính năng và hiệu quả bảo vệ có triệt để với bề mặt của mình không. Dẫn tới việc mua sai sản phẩm, hiệu quả sử dụng bị suy giảm khi áp dụng lên bề mặt thi công. Sự lơ là này có thể gây ra tổn thất nhiều hơn gấp 2 – 3 lần so với chi phí đầu tư vào chống thấm ngay từ đầu.

2.2 Phân loại theo gốc của sản phẩm

Bên cạnh phân loại theo vị trí thi công, sơn chống thấm thường được chia theo các loại gốc để phù hợp với đặc điểm của mỗi công trình khác nhau. Có 5 loại gốc trong sơn chống thấm phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, đó là:

  • Chống thấm gốc xi măng
  • Chống thấm gốc Bitum Polymer
  • Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu
  • Chống thấm gốc PU-Polyurethane
  • Chống thấm gốc Epoxy. 

Trong các sản phẩm được phân chia theo gốc, sơn chống thấm gốc xi măng là loại sơn được lựa chọn nhiều nhất cho tường nhà. Loại sơn này thường được dùng để xử lý các sự cố, hiện tượng thấm dột tường do thi công sai, hư hỏng kết cấu công trình như: nứt vỡ chân tường, cổ ống, cổ trần, nứt tường, nứt móng..

Một số tính năng ưu việt của các loại sơn chống thấm hiện nay: 

  • Không cần phải có lớp quét lót trước khi thi công
  • Có thể thực hiện thi công trên bề mặt có độ ẩm lớn
  • Không chứa các chất độc hại khi sử dụng, an toàn khi sử dụng với với bể nước cho sinh hoạt
  • Có thể tiến hành thi công ốp lát gạch, đá trực tiếp lên trên bề mặt sản phẩm màng sau khi khô
  • An toàn với người sử dụng, không hòa tan trong nước, không cháy
  • Khả năng bám dính tuyệt vời lên các bề mặt chống thấm cho cả tường trong nhà và tường ngoại thất, kể cả dưới áp lực nước.
  • Quy trình và cách thức thi công đơn giản

3. Giá thành sơn chống thấm trên thị trường hiện nay

Một yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định tiêu dùng cho sản phẩm sơn chống thấm của nhiều người chính là mức giá. Sơn chống thấm đang được niêm yết với nhiều phân khúc giá khác nhau, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người. Trung bình dao động trong khoảng từ 3,5 triệu – 4 triệu cho 1 thùng 20kg, 800.000 -1.000.000 đ cho lon 5 kg tuỳ từng hãng khác nhau. 

Nên lựa chọn các sản phẩm phù hợp với đặc điểm yêu cầu thi công của bề mặt trong hay ngoài. Dựa trên đặc điểm thi công được tính toán trước đó để mua số lượng sơn vừa phải. Chọn các đại lý, nhà phân phối sơn chính hãng để mua, nhằm mua được sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, chất lượng đầu ra của sơn luôn được cam kết

4. Quy trình thi công sơn chống thấm tường

Trên thực tế, để chống thấm hiệu quả cho một công trình, bên cạnh việc lựa chọn vật liệu thi công chống thấm tốt nhất.  Quy trình, công đoạn, kỹ thuật thực hiện thi công chống thấm là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả thi công. Cùng tham khảo nagy quy trình thi công chống thấm tường đúng chuẩn dưới đây:

4.1. Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công

Để quy trình sơn chống thấm đạt kết quả cao nhất, trước khi tiến hành sơn chống thấm chúng ta cần thực hiện tốt các bước chuẩn bị, vệ sinh sạch sẽ cho bề mặt thi công, các bước bao gồm:

  • Đảm bảo bề mặt tường sạch, khô, loại bỏ hoàn toàn màng sơn cũ, chất bẩn, nấm mốc, rong rêu.
  • Nếu xuất hiện các vết nứt nhỏ thì che lấp bằng cách đục khe nứt rộng thành hình chữ V. Làm sạch bụi và trét lại bằng hỗn hợp 5 cát, 3 xi măng và 0,8 chất chống thấm.
  • Nếu là tường cũ, bạn cần bóc, phá dỡ toàn bộ lớp phủ trên bề mặt thi công trước đó. Có thể là: vữa, gạch ốp,… 
  • Dọn dẹp sạch sẽ các mảnh vụn và cát bằng chổi nhựa. Không nên dùng chổi rơm, chổi tre, chổi chít,… vì nó sẽ để lại vụn hữu cơ.
  • Nếu bề mặt có bám rêu, tảo,…thì cần sử dụng chổi thép để vệ sinh sạch 
  • Dùng nước để phun, dội, rửa sạch một lần nữa cho bề mặt. Đồng thời, tiếp tục quét nước đi bằng chổi nhựa sạch.
  • Sử dụng giẻ khô để thấm đi toàn bộ nước đọng ở những vị trí lõm của bề mặ

4.2 Kiểm tra và nghiệm thu công trình

  • Sau khi thi công sơn chống thấm, để cho bề mặt khô ráo hoàn toàn từ 24 đến 48 tiếng.
  • Tiến hành kiểm tra hiệu quả chống thấm nước, tính thẩm mỹ của bề mặt sơn.
  • Nếu bề mặt sơn thi công đạt chất lượng tiêu chuẩn, tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình

5. Những sai lầm thường gặp và lưu ý khi thi công sơn chống thấm

Có thể nói, chống thấm là công đoạn thi công vô cùng quan trọng đối với bề mặt tường nhà. Nó quyết định chất lượng công trình và tuổi thọ bền bỉ cho ngôi nhà của bạn. Chỉ cần một chút sai sót trong quá trình thi công có thể khiến chất lượng thi công chống thấm giảm xuống đáng kể. Lưu ngay những sai lầm thường gặp và lưu ý khi thi công chống thấm dưới đây để thực hiện đem lại hiệu quả cao nhất.

  • Không dùng bột trét trong hệ thống này vì màng sơn quá dày sẽ dễ gây nên bong tróc.
  • Nếu pha xi măng với nước quá loãng sẽ xảy ra hiện tượng sơn xệ hoặc bị loang màu.
  • Bạn nên áp dụng thêm các biện pháp đơn giản như: tạo mảng dây leo bao phủ bề mặt tường, dùng mái che che chắn hạn chế mưa tác động trực tiếp.
  • Tiến hành pha trộn sơn theo đúng tỉ lệ pha trộn được hướng dẫn từ nhà sản xuất sơn.
  • Lựa chọn vật liệu sơn chống thấm phù hợp với hạng mục thi công. Nên chọn những dòng sơn uy tín, chất lượng, có nguồn gốc và được kiểm nghiệm rõ ràng
  • Nên thi công chống thấm ngay từ đầu để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất. Không nên thấy thấm dột rồi mới chống thấm
  • Ngoài ra, các bạn nên tái chống thấm cho tường sau 3 – 5 năm sử dụng.

6. Các câu hỏi thường gặp về sơn chống thấm

6.1 Khi nào chống thấm là tốt nhất?

Chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp tăng tính bền vững cho công trình. Hơn thế nữa, việc này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được phần lớn chi phí.

6.2 Sơn chống thấm có độc không?

Các sản phẩm sơn chống thấm chất lượng như JYMEC, sơn chống thấm không chứa các chất độc hại. 

6.3 Sơn chống thấm có cần sơn lót không?

Bạn sẽ cần dùng sơn lót hoặc không tùy vào sản phẩm sơn chống thấm mà bạn chọn. Với sơn chống thấm pha với xi măng hoặc lăn trực tiếp sẽ không cần sơn lót. Tuỳ theo từng nhà sản xuất, thương hiệu mà sẽ phải sử dụng thêm 1 lớp sơn lót bên trong.

6.4. Sơn chống thấm có màu không?

Tuỳ vào các sản phẩm sơn chống thấm. Đối với dòng sơn chống thấm hợp chất pha xi măng sẽ có các màu cơ bản. Sơn chống thấm màu sẽ có đa dạng nhiều màu sắc hơn cho bạn lựa chọn.

6.5 Sơn chống thấm tường nhà có thể dùng chung với sơn nội thất, ngoại thất được không?

Sơn chống thấm tường nhà hoàn toàn có thể dùng chung được với sơn nội thất hay ngoại thất. Bạn nên thực hiện sơn chống thấm cho cả tường nội và ngoại thất. Sử dụng đầy đủ sơn chống thấm, sơn phủ ngoại thất và nội thất theo đúng quy trình kỹ thuật thi công giúp bạn có được những lớp sơn tuyệt vời nhất.

Khi sử dụng dịch vụ chống thấm của Thăng Tiến, quý khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ đảm bảo đúng chất lượng, dịch vụ bảo hành và chăm sóc khách hàng luôn nhiệt tình, chu đáo nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sơn nhà, dịch vụ sửa nhà chuyên nghiệp,…

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí, đưa ra phương án sửa nhà với nhiều gói dịch vụ và mức giá phù hợp cho căn nhà của riêng quý khách.

HÃY LIÊN HỆ CÔNG TY CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT SỚM VẤN ĐỀ KHÁCH HÀNG ĐANG GẶP PHẢI

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG THĂNG TIẾN

Văn phòng phía Nam

- 52 Đường số 1, Phường Bình Thuận, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

- 44/73 Bùi Văn Ba, phường Tân Thuận Đông, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0966 583 969 - 0938 476 069 

Zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?
Go Top